Lưu trữ lạnh

  • Cho phép giảm công suất của chiller;
  • Giảm công suất cho bơm với các tải lạnh ở xa;
  • Giảm chi phí tiêu thụ điện năng cho doanh nghiệp;
  • Hệ thống vận hành ổn định hơn;
  • Với thiết kế có bể trữ lạnh giúp giảm được đầu tư chiller;
  • Hiệu suất hệ thống chiller cao hơn;
  • Có thể sử dụng chiller hấp thụ tận dụng nhiệt thải;
  • Giảm quá tải giờ cao điểm.

Lưu trữ lạnh không phải là công nghệ mới nhưng lại ít được ứng dụng tại Việt Nam. Tương lai, nhu cầu sử dụng làm mát tăng, chi phí điện và chuyển dịch năng lượng tái tạo thì lưu trữ lạnh sẽ là giải pháp hiệu quả đối với tòa nhà, nhà xưởng, trung tâm thương mại,…

1. Lưu trữ lạnh là gì?

Lưu trữ lạnh (Cold thermal energy storage – CTES) mô tả các công nghệ khác nhau lưu trữ năng lượng tạm thời bằng cách làm mát các phương tiện lưu trữ khác nhau để tái sử dụng sau này. Công nghệ lưu trữ lạnh hoạt động để tạo nguồn lạnh được tạo ra từ điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió), điện trong thời điểm dư thừa, giờ tháp điểm hoặc thậm chí thu hồi nhiệt thải (đối với máy lạnh hấp thụ), giúp khử cacbon trong các quy trình công nghiệp và làm mát các nhà xưởng, tòa nhà.

Lưu trữ lạnh cần có bể chứa môi chất lưu trữ lạnh nên còn có thể gọi với các tên khác như bể lưu trữ lạnh hay bể tích lạnh. Tuy nhiên, bể tích lạnh, bể trữ lạnh (Cold thermal energy storage) không phải là kho lạnh (Cool storage).

2. Lợi ích của việc đầu tư bể lưu trữ lạnh

Bể lưu trữ lạnh không chỉ đơn giản là giúp giảm tải cho giờ cao điểm, cắt giảm chi phí năng lượng mà còn có nhiều ưu điểm khác. Cùng điểm qua một vài lợi ích khi nhà máy, tòa nhà có sử dụng bể lưu trữ lạnh:

  • Cho phép giảm công suất của chiller, công suất máy biến áp, máy phát điện nhờ vậy giảm được chi phí đầu tư thiết bị;
  • Giảm công suất cho bơm với các tải lạnh ở xa;
  • Giảm chi phí tiêu thụ điện năng cho doanh nghiệp;
  • Hệ thống vận hành ổn định hơn.
  • Với thiết kế có bể trữ lạnh giúp giảm được đầu tư chiller.
  • Hiệu suất hệ thống chiller cao hơn
  • Có thể sử dụng chiller hấp thụ tận dụng nhiệt thải.
  • Giảm quá tải giờ cao điểm.

Chi phí điện năng cho hệ thống lạnh, điều hòa đối với doanh nghiệp rất lớn. Do vậy hiệu quả bể lưu trữ lạnh đem lại là không hề nhỏ. Vấn đề còn lại là chúng ta nên sử dụng bể lưu trữ lạnh nào phù hợp và tối ưu nhất đối với hiện trạng của nhà máy, tòa nhà?

Be Tich Tru Lanh Thuc Te
Bể tích trữ lạnh

3. Các công nghệ lưu trữ lạnh

Công nghệ lưu trữ lạnh được sử dụng rất quan trọng, đặc biệt tại các nhà máy, tòa nhà đã đi vào hoạt động. Năng lực chuyên môn của nhân viên vận hành cũng là một yếu tố có thể xem xét khi lưu chọn công nghệ lưu trữ lạnh.

Ở đây, chúng tôi giới thiệu 6 công nghệ bể lưu trữ lạnh:

3.1. Lưu trữ lạnh bằng nước

Đây là công nghệ đơn giản nhất, nước lạnh ra khỏi Chiller được đưa về bể chứa nước lạnh và sử dụng vào khi cần.

Ưu điểm của công nghệ này:

– Chiller sẽ đạt hiệu suất cao như bình thường;

– Không cần thiết phải trang bị thêm chiller nhờ tận dụng công suất dư;

– Hệ thống thiết bị đơn giản;

– Chi phí thấp, ít phải bảo trì.

Nhược điểm:

– Nhiệt độ làm lạnh thấp;

– Cần không gian bể chứa lớn;

3.2. Lưu trữ lạnh băng hòa trộn (ice harvesting system)

Công nghệ lưu trữ lạnh dạng băng hòa trộn (còn có thể gọi là lưu trữ lạnh dạng băng động) gần giống với nhà máy sản xuất đá khối, đá được tạo ra sẽ rơi xuống bể chứa nước lạnh.

Be Luu Tru Bang Ket Hop (ice Harvesting System)
Bể lưu trữ lạnh dạng băng kết hợp

Hệ thống này phù hợp với các nhà máy có nhu cầu làm lạnh sâu.  Thông thường lưu trữ lạnh băng hòa trộn được trang bị 2 cấp chiller, 1 cấp làm lạnh nước hồi và 1 cấp làm đá. Hệ số làm lạnh của máy làm đá thấp COP 2,7-3,7. COP của cả hệ thống 3,3-4,6.

Giải pháp sử dụng băng tận dụng được nhiện ẩn nên thể tích bể lưu trữ lạnh giảm đi nhiều. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao hơn và vận hành phức tạp hơn so với các công nghệ khác.

3.3. Lưu trữ lạnh băng tĩnh tan từ ngoài vào trong (External melt ice-on-coil)

Hệ thống lưu trữ băng tan chảy bên ngoài trên cuộn dây, đôi khi được gọi là máy tạo băng, tạo và lưu trữ băng trên bề mặt bên ngoài của cuộn dây trao đổi nhiệt được ngâm trong một bể nước không chịu áp suất.

Be Tru Lanh Bang Tinh Tan Tu Ngoai Vao Trong (external Melt Ice On Coil)
Bể lưu trữ lạnh dạng băng tĩnh tan từ ngoài vào trong

Nạp hệ thống lưu trữ: Chất làm lạnh dạng lỏng hoặc chất làm mát thứ cấp (thường là dung dịch glycol) được tuần hoàn bên trong các ống trao đổi nhiệt, khiến băng hình thành bên ngoài các ống.

Xả chất làm mát được lưu trữ: Băng trên các ống được làm tan chảy bằng nước hồi lưu ấm tuần hoàn qua bể chứa. Nước lạnh thu được được sử dụng để đáp ứng tải lạnh của tòa nhà, nhà xưởng. Không khí được sục qua nước trong quá trình bắt đầu chu kỳ nạp và trong quá trình xả, để cân bằng nhiệt độ nước và thúc đẩy quá trình hình thành và tan chảy đều của băng.

Hiệu suất làm lạnh thay đổi theo độ dày băng tại thời điểm đó, tính trung bình COP khoảng 2,5 – 3,9. Ngoài ra khi xả không tan hết băng cũng gây lãng phí về năng lượng.

Công nghệ này có mức chi phí đầu tư trung bình. Công nghệ này nên đầu tư ngay từ ban đầu khi xây dựng.

3.4. Lưu trữ lạnh băng tĩnh tan từ trong ra ngoài (Internal melt ice-on-coil)

Công nghệ cũng là dạng băng tĩnh, sử dụng chất làm mát thứ cấp, thường là ethylene glycol, làm cả chất lỏng nạp và xả trong hệ thống vòng kín.

Bể Trữ Lạnh Băng Tĩnh Tan Từ Trong Ra Ngoài (Internal melt ice-on-coil)
Bể lưu trữ lạnh băng tĩnh tan từ trong ra ngoài

Để tạo đá, máy làm lạnh làm mát chất lỏng làm mát 6 đến -3OC và đá hình thành bên ngoài các ống. Để xả, chất làm mát chảy qua các ống, làm tan đá từ bên trong ra ngoài và giảm nhiệt độ chất làm mát để sử dụng khi đáp ứng tải làm mát.

Với dạng lưu trữ lạnh băng tan từ trong ra ngoài thường sử dụng các bể nhỏ dạng modul lắp song song với nhau.

Cấu hình công nghệ băng tan từ trong ra ngoài có 2 dạng: Chiller trước bể lưu trữ lạnh (Uptream) và Chiller sau bể lưu trữ lạnh (Downtream). Mỗi cấu hình có ưu và nhược điểm riêng.

COP của hệ thống 2,9 – 4,1. Hiệu suất khi làm lạnh trưc tiếp cao hơn khi lưu trữ.

Về chi phí đầu tư tương đương với công nghệ băng tan từ ngoài vào trong.

3.5. Lưu trữ lạnh băng dạng nổi (Encapsulated ice)

Hệ thống lưu trữ lạnh băng dạng nổi bao gồm các module đựng nước được ngâm trong chất làm mát thứ cấp, chẳng hạn như ethylene glycol.

Quá trình đông lạnh và rã đông diễn ra trong nước được giữ bên trong các module đó.

Be Tich Tru Bang Dang Noi (encapsulated Ice)
Bể tích trữ lạnh băng dạng nổi

Để nạp lưu trữ lạnh, chất làm mát ở nhiệt độ -6 đến – 3oC được tuần hoàn qua bể chứa. Nước bên trong các thùng chứa giải phóng nhiệt ẩn và đóng băng. Để xả lưu trữ, chất làm mát mang nhiệt từ tải được tuần hoàn qua bể chứa, làm tan băng được bao bọc và hạ nhiệt độ chất làm mát.

Công nghệ băng dạng nổi có thể áp sụng cho công suất từ nhỏ đến lớn. Các bể tích lạnh có thể ghép nối tiếp hoặc song song, với 2 cấu hình như lưu trữ lạnh băng tĩnh tan từ trong ra ngoài.

Hệ số làm lạnh COP của hệ thống băng dạng nổi từ 2,9-4,2. Mức đầu tư tương đương công nghệ băng tĩnh.

3.6. Lưu trữ lạnh muối chuyển pha Eutectic

Muối eutectic là hỗn hợp hóa học thay đổi pha từ lỏng sang rắn ở nhiệt độ cụ thể. Dung dịch muối eutectic được chứa trong các hộp nhựa hình khối chữ nhật, được sắp xếp trong các bồn tích trữ tương tự như tích trữ băng dạng nổi. Muối eutectic có nhiều loại, có nhiệt độ biến đổi pha khác nhau nhưng thông dụng nhất trong lưu trữ lạnh là có nhiệt độ đông đặc 8,3oC.

Quá trình trữ lạnh: Chất tải lạnh từ Chiller có nhiệt độ 4oC¸ 6oC đến bồn tích trữ trao đổi nhiệt với muối eutectic, muối giảm nhiệt độ xuống 8,3oC và đông đặc lại thực hiện quá trình nạp tải.

Quá trình xả lạnh: Chất tải lạnh đi ra bồn tích trữ có nhiệt độ 9oC¸ 10oC được bơm đến các hộ tiêu thụ và sau đó ấm lên và quay trở lại trao đổi nhiệt với muối Eutectic và làm muối tan chảy.

COP của công nghệ muối chuyển pha cao từ 5,0 – 5,7. Chi phí đầu tư không quá lớn, tận dụng chiller có sẵn.

4. Công nghệ bể lưu trữ lạnh ESTECH (ES– CTS)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị đã và đang cung cấp bể tích trữ lạnh với những ưu điểm riêng.

Công nghệ bể lưu trữ lạnh ESTECH phát triển phù hợp với điều kiện ở nước ta, sử dụng môi chất chi phí thấp, có thể kết hợp đa bể hoặc đa khoang với các ưu điểm:

  • Hệ thống đơn giản, dễ vận hành, bảo trì
  • Tận dụng các thiết bị, bể chứa có sẵn của nhà máy, tòa nhà giúp giảm chi phí đầu tư hệ thống.
  • Có hệ số hiệu quả năng lượng cao COP >5.0, có thể lên đến 7.0 trong điều kiện thuận lợi.
  • Duy trì được hiệu suất chiller trong quá trình nạp tải
  • Dễ dàng vận hành, không cần phải đào tạo nhân viên mới
  • Chi phí đầu tư thấp, nhanh hoàn vốn
Hieu Suat Chiller Binh Thuong Hieu Suat Chiller Cao Khi Su Dung Be Tich Lanh
COP1=(h1-h4)/(h2-h1)    COPES= COP1+ (h1-h6+h3-h5)/(h2-h1)

Biểu đồ logP – h so sánh hiệu suất chiller sử dụng thông thường và khi được tích hợp bể tích lạnh của ESTECH

5. Ứng dụng bể lưu trữ lạnh ES – CTS

Bể tích lạnh có thể sử dụng với các nhà máy, tòa nhà đang sử dụng chiller. Xét trên tính hiệu quả kinh tế thì chúng tối phân loại thành hai nhóm đơn vị:

  • Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất: Các cơ sở này chịu giá điện sản xuất có sự chênh lệch giá cao điểm thấp điểm. Thời gian ban đêm tải lạnh sẽ ít hơn và hiệu suất làm lạnh cao hơn dễ dàng lưu trữ vào bể tích sử dụng cho ngày hôm sau, vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa giảm tải đỉnh cho hệ thống.
  • Các khách sạn, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại: Đây là các đơn vị sử dụng điện 3 giá kinh doanh, chênh lệch giá điện lớn và thời gian sử dụng chủ yếu vào giờ cao điểm và ban ngày. Do đó, sử dụng bể tích trữ lạnh vào ban đêm hiệu quả cao.
So Do Hoat Dong He Thong Lanh Khi Lap Be Tich Tru Lanh
Sơ đồ hoạt động hệ thống lạnh trước và sau khi có bể lưu trữ lạnh

Ngoài ra, bể tích trữ lạnh cũng có thể sử dụng cho nhưng nơi có lưới điện không đảm bảo tính liên tục hoặc có nhu cầu dự phòng như trung tâm dữ liệu, dược phẩm, ….

Để hiểu rõ hơn về công nghệ và ứng dụng của bể lưu trữ lạnh (bể tích lạnh) ESTECH – CTS hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và khảo sát.

Quý khách vui lòng liên hệ với ESTECH để được hỗ trợ:

Hotline: 0876868333

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ ESTECH

Địa chỉ:  Số 215, Lô C5, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Website: https://estech.com.vn/


Các bài viết có nội dung liên quan


Điện mặt trời nhà xưởng

Trong bối cảnh hiện nay, điện mặt trời nhà xưởng là lựa chọn không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất. giúp cắt giảm chi phí tiền...
Xem thêm >>>

Điện mặt trời gia đình

Có nên lắp đặt điện mặt trời gia đình không? Chi phí lắp đặt bao nhiêu 1 kW? Thời gian hoàn vốn điện mặt trời gia đình bao lâu?...
Xem thêm >>>

Điện mặt trời khách sạn, resort

Giải pháp điện mặt trời khách sạn, resort – Đón đầu xu hướng “Khách sạn xanh” Giải pháp tiết kiệm điện trong khách sạn được quan tâm hàng đầu...
Xem thêm >>>