Kiểm kê khí nhà kính là việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp và quốc gia. Khí nhà kính do các hoạt động của con người thải ra chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên của Trái đất, từ đó gây biến đổi khí hậu.
Các quốc gia và các tổ chức kinh tế thế giới đang và sẽ áp đặt các quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn đối với các ngành để giảm thiểu khí thải nhà kính. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, từ đó có các biện pháp để tuân thủ như đầu tư vào công nghệ sạch hơn, cải tiến quy trình sản xuất và sử dụng nguồn năng lượng sạch và hiệu quả hơn.
Khí nhà kính (Greenhouse Gas – GHG) là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chính là CO2 (carbon dioxide), CH4 (methane) và N2O (nitrous oxide); các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là HFCs (hydrofluorocarbons), PFCs (perfluorocarbons), SF6 (sulphur hexafluoride) và NF3 (nitrogen trifluoride). Phát thải khí nhà kính, theo TCVN ISO 14064:1-2018, là giải phóng khí nhà kính vào bầu khí quyển.
Kiểm kê khí nhà kính, theo giải thích tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP (ngày 07/01/2022) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo quy định của pháp luật:
Theo yêu cầu của Nhãn hàng/ Khách hàng:
Ngày nay, với nền kinh tế toàn cầu, sự tuân thủ theo yêu cầu của các Quốc gia và Khu vực mà ở đó Doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm của mình phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và khai báo lượng phát thải KNK trên đơn vị sản phẩm đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Việc này tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các Doanh nghiệp sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường. Với một số mặt hàng xuất khẩu cần phải có khai báo về kiểm kê khí nhà kính như CBAM khi xuất khẩu sang EU.
Các đơn vị có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
Dựa vào Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, cách tính phát thải khí nhà kính được thực hiện thông qua 9 bước cụ thể sau:
Bước 1: Xác định phương thức kiểm kê khí carbon cấp lĩnh vực
Căn cứ theo Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính phiên bản 2006 (IPCC 2006) và năm 2019 (IPCC 2019) để xác định phương pháp kiểm kê phù hợp cho từng lĩnh vực.
Bước 2: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động để lựa chọn hệ số phát khí thải theo danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
Bước 3: Thu thập dữ liệu về hoạt động kiểm kê cấp lĩnh vực
Doanh nghiệp thu thập dữ liệu dựa vào các thông tin từ các văn bản hướng dẫn IPCC 2006 và IPCC 2019. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng số liệu từ Tổng cục thống kê, các cơ quan có thẩm quyền hoặc Phụ lục I.2 tại Thông tư 17/2022/TT-BTNMT.
Lượng khí thải từ nhà kính bao gồm các hợp chất GHG
Bước 4: Tính toán phát thải khí carbon
Cách tính phát thải khí nhà kính sẽ dựa theo phương pháp kiểm kê được xác định ở Bước 1. Kết quả kiểm kê sẽ được tổng hợp trên các biểu mẫu, bao gồm số liệu hoạt động, hệ số nóng lên toàn cầu cho nguồn phát thải và hấp thụ.
Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính
Quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng bao gồm:
Bước 6: Bảo đảm chất lượng kiểm kê
Bước 7: Đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê
Bước 8: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí phát thải
Bước 9: Xây dựng bảng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính
Thực hiện việc báo cáo kiểm kê khí nhà kính mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
Tuân thủ quy định pháp luật
Việc báo cáo kiểm kê khí nhà kính giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến môi trường, đặc biệt là về quản lý khí nhà kính. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý và tránh bị phạt về việc không tuân thủ quy định.
Nâng cao uy tín doanh nghiệp
Bằng cách thể hiện cam kết với việc bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có thể tạo dựng được một hình ảnh tích cực trong mắt cộng đồng và các đối tác kinh doanh. Điều này giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong ngành của mình cũng như trong cộng đồng.
Tiết kiệm chi phí
Qua việc kiểm soát và giảm thiểu lượng khí nhà kính, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí vận hành. Việc tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên cũng giúp giảm chi phí sản xuất và vận hành.
Phát triển bền vững
Việc quản lý phát thải khí nhà kính tác động tích cực tới việc bảo vệ môi trường, giúp doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ và duy trì cân bằng môi trường. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội.
Tạo lợi thế cạnh tranh
Việc thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật mà còn giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác cùng ngành. Những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội tốt luôn được tin tưởng trong thời đại ngày nay. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng hình ảnh tích cực của mình để thu hút các nhà đầu tư, đối tác và những khách hàng có ý thức về môi trường.
→ Trên hết, việc kiểm kê khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ hội để họ thể hiện cam kết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Quý khách vui lòng liên hệ với ESTECH để được hỗ trợ:
Hotline: 0876868333
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ ESTECH
Địa chỉ: Số 215, Lô C5, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Email: estech.cskh@gmail.com
Website: https://estech.com.vn/