Theo quy định, các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện kiểm toán năng lượng và nộp báo cáo kiểm toán năng lượng cho sở công thương trong vòng 30 ngày sau khi thực hiện. Mẫu báo cáo kiểm toán năng lượng này được quy định chi tiết trong thông tư số 25/2020/TT-BCT.
Kết quả kiểm toán năng lượng là báo cáo kiểm toán năng lượng, bao gồm số liệu khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở, phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng, phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất để cơ sở lựa chọn triển khai áp dụng
Báo cáo kiểm toán năng lượng được biên chế theo các chương như sau:
Chương 1. Tóm tắt
– Tóm tắt các phát hiện tiềm năng tiết kiệm năng lượng, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
– Đề xuất lựa chọn các giải pháp ưu tiên đầu tư.
Chương 2. Giới thiệu
– Giới thiệu tóm tắt về cơ sở được kiểm toán.
– Tổ chức lực lượng kiểm toán.
– Tổng quan và phạm vi công việc.
– Nội dung của báo cáo kiểm toán năng lượng.
Chương 3. Các hoạt động của công ty
– Lịch sử phát triển và hiện trạng.
– Cơ cấu hoạt động và sản xuất.
Chương 4. Mô tả các quá trình trong dây chuyền công nghệ
– Các dây chuyền sản xuất.
– Các tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
Chương 5. Nhu cầu và khả năng cung cấp năng lượng
– Nhu cầu tiêu thụ năng lượng, nước.
– Thông số và đặc tính nhiên liệu, năng lượng sử dụng.
– Suất tiêu hao năng lượng.
Chương 6. Ràng buộc về tài chính – kỹ thuật
– Các vấn đề về kỹ thuật – công nghệ, môi trường.
– Các giải pháp và đánh giá về kinh tế.
Chương 7. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng
– Xác định và trình bày chi tiết các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
– Các giải pháp kỹ thuật được lựa chọn.
– Phân tích về tài chính, năng lượng và môi trường.
Chương 1. Tóm tắt
Nội dung chính của chương một là tổng hợp những kết quả khảo sát, các phát hiện và đánh giá của nhóm kiểm toán về các cơ hội tiết kiệm năng lượng được khuyến cáo. Các cơ hội tiết kiệm năng lượng được xếp theo thứ tự ưu tiên, nhằm giúp doanh nghiệp quyết định lựa chọn các giải pháp sẽ lần lượt thực hiện.
Mặc dù chỉ là bản tóm tắt ngắn ngọn nhưng báo cáo phải đưa ra được một bức tranh đầy đủ về các phát hiện cơ hội tiết kiệm năng lượng thu được từ công tác kiểm toán năng lượng, vấn đề chính của chương cần đề cập đến gồm:
– Tiềm năng tiết kiệm năng lượng
Tóm tắt tiềm năng tiết kiệm năng lượng đối với các giải pháp được đề xuất, trình bày theo các khoản mục như trong Bảng 3.
Bảng 3. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng và ước tính chi phí đầu tư
TT |
Các giải pháp |
Tiết kiệm năng lượng |
Dự kiến đầu tư |
Tiết kiệm chi phí (103đ/năm) |
Thời gian hoàn vốn (năm) |
|
Điện năng (MWh/năm) |
Nh/liệu (T/năm) |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
– Khả năng triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, các dự án (trình bày tóm tắt)
– Đề xuất kế hoạch thực hiện.
Chương 2. Giới thiệu
Chương này giới thiệu và mô tả phạm vi hoạt động như: Tên và địa chỉ của cơ sở được kiểm toán, giới thiệu nhóm kiểm toán, tên của các thành viên, danh mục các thiết bị đo được sử dụng trong thời gian khảo sát tại cơ sở.
– Cơ sở được kiểm toán năng lượng và Nhóm kiểm toán
Tên công ty được kiểm toán năng lượng, địa chỉ;
Thời gian thực hiện kiểm toán năng lượng;
Thành phần của nhóm kiểm toán năng lượng;
– Phạm vi kiểm toán năng lượng: Kiểm toán toàn bộ doanh nghiệp/một số bộ phận, v.v…
– Phương pháp đo và thiết bị đo:
Trình bày trình tự thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng và nội dung của kiểm toán. Liệt kê danh mục dụng cụ đo lường được trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4. Danh mục các thiết bị đã sử dụng trong kiểm toán năng lượng
TT |
Tên thiết bị đo |
Mã hiệu |
Số lượng |
Nước sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chương 3. Hoạt động của Công ty
Chương này mô tả hoạt động của cơ sở: phác thảo ngắn gọn những nét đặc trưng của công ty, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm chính, tiêu thụ năng lượng hằng năm. Nội dung chính của chương này là giới thiệu biểu đồ sử dụng các loại năng lượng, so sánh mức sử dụng năng lượng của cơ sở với những quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sơ bộ tiềm năng tiết kiệm năng lượng, đặc điểm/mặt tốt và chưa tốt trong việc sử dụng năng lượng của cơ sở.
– Quá trình phát triển của công ty và tình hình hiện nay
– Chế độ vận hành và tình hình sản xuất
Nguyên liệu tiêu thụ và tổng sản phẩm của cơ sở được trình bày trong Bảng 5.
Bảng 5. Tổng sản phẩm của công ty năm ….
TT |
Hạng mục |
Đơn vị |
Số liệu |
I |
Nguyên liệu tiêu thụ thực tế năm … | ||
1 |
|||
2 |
|||
…. |
|||
II |
Sản phẩm chủ yếu sản xuất thực tế năm … | ||
1 |
|||
2 |
|||
….. |
Tổng hợp thời gian làm việc của các khu vực sử dụng năng lượng/các phân xưởng được trình bày ở Bảng 6.
Bảng 6. Số giờ vận hành trong năm của các khu vực sử dụng năng lượng/ các phân xưởng
TT |
Khu vực/phân xưởng |
Số giờ vận hành (giờ/năm) |
1 2 ….. |
Chương 4. Mô tả các quá trình trong dây chuyền công nghệ
Chương này Mô tả kỹ thuật công nghệ gồm sơ đồ công nghệ mô tả những công đoạn trong dây chuyền hoạt động trình bày theo kiểu “hộp đen”, trình bày dòng vật chất và năng lượng tại đầu vào/đầu ra mỗi khối. Mục tiêu của chương nhằm mô tả quy trình hoạt động và phát hiện các khâu sử dụng năng lượng kém hiệu quả.
Các phát hiện này được rút ra từ những quan sát trong thời gian khảo sát tại hiện trường, thảo luận với kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân vận hành, phân tích dữ liệu thu được từ các sổ sách ghi chép của cơ sở và đọc các số liệu trên các đồng hồ đo tại chỗ.
– Các công đoạn trong dây chuyền công nghệ/số phân xưởng sản xuất:
Mô tả đầy đủ các công đoạn công nghệ chính/dây chuyền sản xuất của các phân xưởng.
– Tiềm năng tiết kiệm năng lượng được phát hiện tương ứng tại các công đoạn.
Chương 5. Nhu cầu và khả năng cung cấp năng lượng
Chương này mô tả khả năng cung cấp năng lượng đầu vào và nhu cầu năng lượng của tất cả các thiết bị/hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng trong cơ sở. Việc mô tả thiết bị kèm theo các kết quả kiểm tra, đánh giá; chú ý phát hiện các khâu vận hành kém hiệu quả như đã xác định ở trên. Ngoài ra, kiểm toán viên năng lượng cần xác định suất tiêu hao năng lượng của cơ sở và so sánh với các quy định về định mức tiêu hao năng lượng của ngành (nếu có).
– Cung cấp và tiêu thụ điện
Sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp điện
Giá điện được áp dụng theo biểu giá năm …. (trình bày ở Bảng 7)
Bảng 7. Biểu giá điện theo giờ năm ….
TT |
Hạng mục | Giá điện (đ/kW.h) | Giờ áp dụng |
1 |
Giờ bình thường | ||
2 |
Giờ cao điểm | ||
3 |
Giờ thấp điểm | ||
4 |
Giá điện trung bình |
Tình hình tiêu thụ điện và chi phí tiền điện từng tháng của cơ sở (năm ….) trình bày ở Bảng 8.
Bảng 8. Tiêu thụ điện hàng tháng và chi phí tiền điện theo hóa đơn của công ty
Tháng |
Điện theo giờ (kW.h) |
Tổng (kW.h) |
Chi phí tiền điện ba giá |
Tổng tiền điện (103 đồng) |
||||
Bình thường |
Cao điểm |
Thấp điểm |
Bình thường |
Cao điểm |
Thấp điểm |
|||
Tháng 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cả năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ % |
|
|
|
|
|
|
|
|
– Cung cấp và tiêu thụ nhiên liệu
Tình hình tiêu thụ nhiên liệu (năm ….) được trình bày trong Bảng 9 và Bảng 10.
Bảng 9. Chi phí nhiên liệu tiêu thụ năm
(Tên) Nhiên liệu 1 | (Tên) Nhiên liệu 2 | (Tên) Nhiên liệu 3 | Tổng chi phí (103 đ/năm) |
|||
Khối lượng (T/năm) |
Chi phí (103 đ/năm) |
Khối lượng (T/năm) |
Chi phí (103 đ/năm) |
Khối lượng (T/năm) |
Chi phí (103 đ/năm) |
|
Bảng 10. Tiêu thụ nhiên liệu theo từng tháng trong năm (…..)
Tháng |
Đơn vị |
Nhiên liệu 1 |
Nhiên liệu 2 |
Nhiên liệu 3 |
|||
Khối lượng |
Chi phí |
Khối lượng |
Chi phí |
Khối lượng |
Chi phí |
||
Tháng 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 2 |
|
|
|
|
|
|
|
……. |
|
|
|
|
|
|
|
Tháng 12 |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
– Cung cấp và tiêu thụ khí nén
– Cung cấp và tiêu thụ nước
Bảng 11. Tiêu thụ nước năm…..
Tháng |
Đơn vị tính |
Lượng sử dụng |
Nguồn nước |
Tháng 1 |
m3 |
|
|
Tháng 2 |
m3 |
|
|
…. |
m3 |
|
|
Tháng 12 |
m3 |
|
|
Tổng |
m3 |
|
|
– Suất tiêu hao năng lượng
Phần này kiểm toán viên năng lượng cần xác định được suất tiêu hao năng lượng của cơ sở:
o Đối với các cơ sở thuộc ngành có quy định về định mức tiêu hao năng lượng (ngành thép, ngành giấy và bột giấy,….):
▪ Xác định suất tiêu hao năng lượng thực tế của cơ sở theo phương pháp trong văn bản quy định về định mức tiêu hao năng lượng của ngành;
▪ Xác định định mức tiêu hao năng lượng của cơ sở theo quy định;
▪ So sánh suất tiêu hao năng lượng thực tế với định mức tiêu hao năng lượng theo quy định;
▪ Khuyến cáo cơ sở các giải pháp thực hiện quy định về định mức tiêu hao năng lượng.
o Đối với các cơ sở không thuộc ngành có quy định về định mức tiêu hao năng lượng:
▪ Xác định suất tiêu hao năng lượng chung, suất tiêu hao năng lượng theo yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng (sản lượng,..) của cơ sở;
▪ So sánh suất tiêu hao năng lượng của cơ sở với suất tiêu hao năng lượng chung của ngành hoặc của công nghệ tiên tiến trên thế giới;
▪ Khuyến cáo cơ sở các giải pháp thực hiện cải thiện suất tiêu hao năng lượng.
Chương 6. Ràng buộc về tài chính – kỹ thuật
Chương này trình bày khung kỹ thuật, tài chính và các ràng buộc. Nội dung gồm các bảng biểu về thông số kỹ thuật chính và giá các loại năng lượng được sử dụng, phân tích chi tiết và xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng.
– So sánh thực tế vận hành hiện tại của thiết bị/hệ thống thiết bị với thiết kế ban đầu (nếu có tài liệu này) và/hoặc đo đạc tại hiện trường, xác định các nguyên nhân gây ra sự khác biệt;
– Xác định các khu vực cần nghiên cứu sâu hơn, nếu có;
– Phát hiện các cơ hội tiết kiệm năng lượng và chứng minh tính đúng đắn kèm theo (tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt được và mô tả chi tiết đưa vào Phụ lục);
– Phân nhóm các giải pháp được đề xuất (theo nhóm I, II, III);
– Chi phí đầu tư để thực hiện các giải pháp (ghi số thứ tự chỉ dẫn tham khảo đối với các phát hiện, tính toán chi tiết chi phí, kèm theo các sơ đồ, bản vẽ, đưa vào Phụ lục);
– So sánh các phương án xử lý đối với mỗi cơ hội tiết kiệm năng lượng, lựa chọn phương án thích hợp;
Các ràng buộc tài chính cơ bản
– Các loại giá và các chi phí tính với năm cơ bản là (năm….)
– Các loại giá và chi phí dựa trên tỷ giá 1 USD = …. VNĐ
Năng lượng và các tiêu chuẩn
Bảng 12 tóm tắt những ràng buộc về năng lượng và tình hình sử dụng năng lượng. Chi phí nhiên liệu và mức sử dụng nhiên liệu được thu thập từ các chứng từ, hóa đơn năng lượng của doanh nghiệp được kiểm toán. Phát thải CO2 là hệ số trung bình có thể tham khảo, sử dụng cho việc tính toán trong trường hợp cần thiết.
Bảng 12. Các ràng buộc về năng lượng và các tiêu chuẩn
Loại nhiên liệu và tiêu chuẩn |
Đơn vị |
Nhiệt trị/đơn vị |
Phát thải CO2 |
||
MJ/đơn vị |
KWh |
Kg/GJ |
Kg/MWh |
||
Nhiên liệu rắn |
|
||||
Than đá |
kg |
||||
Than antracite |
kg |
||||
Gỗ |
m3 |
||||
Nhiên liệu lỏng |
|
||||
Dầu DO
(ρ=0.86 kg/d m3) |
Lít |
||||
Dầu FO
(ρ =0.94 kg/dm3) |
Kg |
||||
Nhiên liệu khí |
|
||||
Khí tự nhiên |
m3 |
||||
Khí hóa lỏng (LPG) |
Kg |
||||
Điện năng |
MWh |
Đánh giá các biện pháp tiết kiệm năng lượng
Đánh giá các biện pháp tiết kiệm năng lượng theo các thông số:
– Tiết kiệm năng lượng theo đơn vị nhiệt (kJ hoặc kWh)
– Tiết kiệm năng lượng theo đơn vị tự nhiên (tấn, lít, m3)
– Tiết kiệm chi phí năng lượng hằng năm (103 đồng/năm)
– Chi phí đầu tư để thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng (103 đồng)
– Thời gian hoàn vốn giản đơn (năm)
Thời gian hoàn vốn = |
Chi phí đầu tư ban đầu [nghìn đồng] |
[năm] |
Tiết kiệm chi phí hàng năm [nghìn đồng/năm] |
– Hạn chế
– Thảo luận về chiến lược sử dụng nhiên liệu hiện hành của công ty
– Đề xuất chiến lược dài hạn
Căn cứ để nhóm kiểm toán năng lượng đề xuất xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng:
– Giá các loại nhiên liệu và xu thế thay đổi giá nhiên liệu trong tương lai;
– Các nhiên liệu sẵn có ở Việt Nam và tiềm năng khai thác;
– Chi phí vận chuyển nhiên liệu;
– Mức giới hạn cho phép về nồng độ ô nhiễm trong khói thải hiện tại và tương lai;
– Chiến lược giảm ô nhiễm môi trường của Việt Nam;
– Xu hướng phát triển công nghệ đốt nhiên liệu dầu, than và xử lý chất thải.
Chương 7. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Chương này tổng hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng bao gồm các mô tả kỹ thuật chi tiết và ước lượng lượng mức tiết kiệm của các cơ hội tiết kiệm năng lượng.
– Sử dụng bảng tính excel để tính toán, đánh giá những biện pháp lựa chọn, bao gồm tất cả các thông số và dữ liệu cần thiết, đưa vào Phụ lục.
– Đề xuất chương trình thực hiện;
– Đề xuất các bên tham gia thực hiện chương trình, xác định các khó khăn, thuận lợi; các biện pháp khắc phục khó khăn;
– Tổng hợp chi phí đầu tư và thời gian hoàn vốn.
– Quản lý và Xây dựng định mức tiêu thụ năng lượng sau khi thực hiện các giải pháp
– Đề xuất tổ chức quản lý năng lượng (ví dụ cần có người quản lý năng lượng/ban quản lý năng lượng trong doanh nghiệp, xác định chức năng nhiệm vụ của người quản lý năng lượng/ban quản lý năng lượng; vai trò của các bộ phận trong công ty về quản lý năng lượng, đề xuất lắp đặt các đồng hồ đo tại các vị trí cần thiết, v.v…).
Xác định chiến lược quản lý năng lượng bền vững (chính sách, các mục tiêu dài hạn, trung và ngắn hạn của công ty về sử dụng năng lượng, chính sách tài chính, xây dựng nguồn nhân lực, đào tạo, chính sách khuyến khích người lao động tham gia tiết kiệm năng lượng, v.v…)
Các khuyến nghị
– Tổng hợp các khuyến nghị theo hệ thống;
– Tập hợp theo nhóm các nội dung giải pháp tiết kiệm năng lượng theo trình tự tự nhiên/theo bộ phận/theo phương thức sử dụng hoặc theo nhóm giải pháp không cần đầu tư/đầu tư thấp/đầu tư cao.
Quý khách vui lòng liên hệ với ESTECH để được hỗ trợ:
Hotline: 0876868333
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ ESTECH
Địa chỉ: Số 215, Lô C5, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Website: https://estech.com.vn/