11 quy định về kiểm toán năng lượng – Văn bản luật, nghị định, thông tư

Một số văn bản pháp luật quy định về kiểm toán năng lượng doanh nghiệp có thể tham khảo:

1. Văn bản luật quy định về kiểm toán năng lượng

1.1. Luật số 50/2010/QH12: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) được Quốc hội thông qua ngày 17.6.2010 và có hiệu lực từ 1.1.2011. Luật đã để lại dấu ấn tích cực đối với toàn xã hội trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nói chung.

Luat kiem toan nang luong, su dung nang luong tiet kiem va hieu qua

Luật SDNL TK&HQ gồm có 12 Chương, 48 Điều, quy định các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội và quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Cùng với sự ra đời của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được khẩn trương xây dựng và ban hành, tạo thành khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, đảm bảo cho tính thực thi các hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

2. Nghị định sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

2.1 Nghị định 21/2011/NĐ-CP: Quy định về biện pháp thi hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Nghị định này quy định về thống kê về sử dụng năng lượng; cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kiểm tra, thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2.2. Nghị định 73/2011/NĐ/CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm những vi phạm quy định về kiểm toán năng lượng, nhãn năng lượng, vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

Theo nghị định, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm vi phạm thực hiện kiểm toán năng lượng bị phạt từ 50 – 70 triệu đồng, các tổ chức vi phạm về cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng bị phạt từ 10 – 30 triệu đồng và các hình thức phạt bổ sung tùy theo mức độ vi phạm.

3. Thông tư quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

3.1. Thông tư 09/2012/TT-BCT: Quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện các kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Thông tư này quy định về:

  • Xây dựng kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm, năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
  • Xây dựng kế hoạch và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
  • Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng.

3.2. Thông tư 19/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát.

Có hiệu lực từ ngày 1/11/2016, Thông tư 19/2016/TT-BCT quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát trong giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025.

Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025, định mức tiêu hao năng lượng đối với ngành công nghiệp sản xuất bia dưới 20 triệu lít; từ 20 triệu lít đến 100 triệu lít; trên 100 triệu lít và ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát không có ga; có ga hoặc cả hai loại sản phẩm có ga và không có ga lần lượt là 286 MJ/hl; 196 MJ/hl; 129 MJ/hl và 107 MJ/hl; 52 MJ/hl.

3.3. Thông tư 20/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp thép.

Thông tư này quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp thép trong giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 – đến hết năm 2025 bao gồm các công đoạn sản xuất: Thiêu kết quặng sắt; Luyện gang lò cao; Luyện thép lò chuyển (lò thổi), luyện thép lò điện hồ quang, luyện thép lò cảm ứng; Cán thép.

Định mức tiêu hao năng lượng đối với ngành công nghiệp thép giai đoạn từ năm 2021 – đến hết năm 2025

TT Công đoạn sản xuất Đơn vị Định mức
1 Thiêu kết quặng sắt MJ/tấn 1.960
2 Sản xuất gang bằng lò cao MJ/tấn 12.400
3 Sản xuất phôi thép bằng lò chuyển (lò thổi) MJ/tấn 100
4 Sản xuất phôi thép bằng lò điện hồ quang MJ/tấn 2.500
5 Sản xuất phôi thép bằng lò cảm ứng MJ/tấn 2.500
6 Cán nóng thép dài MJ/tấn 1.600
7 Cán nguội thép tấm lá MJ/tấn 1.500

3.4. Thông tư 38/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp nhựa.

Thông tư này quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa trong giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 đối với các sản phẩm: Nhựa bao gói, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng/nhựa kỹ thuật.

Định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho các sản phẩm nhựa giai đon từ năm 2021 đến hết năm 2025

Nhựa bao gói (kWh/kg)

Nha vt liu xây dựng (kWh/kg)

Nhựa gia dụng/ Nhựa kỹ thuật (kWh/kg)

Túi

Chai

Nha bao bì

0,55

1,45

0,62

0,35

1,00

3.5. Thông tư số 24/2017/TT-BCT: Quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành sản xuất giấy

Thông tư này quy định định mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất giấy giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 đối với các sản phẩm: Giấy bao bì, giấy Tissue (Giấy vệ sinh các loại), giấy in, giấy viết và giấy phô-tô copy.

TT

Loại sản phẩm

Quy mô công suất (tấn năm)

Định mức (MJ/tấn)

1

Giấy bao bì

> 50.000

6.713

10.000  50.000

6.744

< 10.000

5.482

2

Giấy Tissue

10.000  50.000

(chất lượng giấy cao hơn nhóm công suất < 10.000)

14.572

< 10.000

13.169

3

Giấy in, giấy viết và giấy phô-tô copy

 50.000

(hệ thống với quy trình sản xuất liên hợp)

13.639

10.000  50.000
(dây chuyền sản xuất sử dụng nguyên liệu là bột giấy không tính hệ thống xử lý giấy tái chế)

9.455

3.6. Thông tư số 52/2018/TT-BCTVăn bản hợp nhất số 25/VBHN-BCT ngày 24/03/2020: Quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản, áp dụng cho quá trình chế biến công nghiệp của các nhóm sản phẩm cá da trơn và tôm

Thông tư này quy định định mức tiêu hao năng lượng cho quá trình chế biến công nghiệp của các nhóm sản phẩm cá da trơn và tôm trong giai đoạn đến hết năm 2025 và giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030.

Giai đoạn đến hết năm 2025: Định mức tiêu hao năng lượng áp dụng cho quá trình chế biến công nghiệp sản phẩm cá da trơn là 1.050kWh/tấn sản phẩm cá tương đương và 2.050 kWh/tấn sản phẩm tôm tương đương.

Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030: Sản phẩm cá da trơn là 900 kWh/tấn cá tương đương và sản phẩm tôm là 1.625 kWh/tấn tôm tương đương.

3.7. Thông tư số 39/2019/TT-BCT: Quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía

Thông tư này quy định về:

  • Định mức tiêu hao năng lượng cho ngành công nghiệp sản xuất đường mía trong giai đoạn đến hết năm 2025 và giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030.
  • Phương pháp xác định suất tiêu hao năng lượng trong các cơ sở sản xuất đường mía.
  • Đối với đường hóa học, đường nho, cồn sinh học và các sản phẩm đường khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này

Định mức tiêu hao năng lượng đối với ngành công nghiệp sản xuất đường mía giai đoạn đến hết năm 2025.

TT

Quy mô cơ sở sản xuất

Đơn vị

Định mức

1

Từ 1.000 tới 3.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm tương đương

30.000

2

Từ 3.000 tới 6.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm tương đương

23.000

3

Trên 6.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm tương đương

19.000

Định mức tiêu hao năng lượng đối với ngành công nghiệp sản xuất đường mía giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030.

TT

Quy mô cơ sở sản xuất

Đơn vị

Định mức

1

Từ 1.000 tới 3.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm tương đương

25.000

2

Từ 3.000 tới 6.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm tương đương

18.000

3

Trên 6.000 tấn mía/ngày

MJ/tấn sản phẩm tương đương

17.000

3.8. Thông tư 25/2020/TT-BCT: Quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng

Thông tư này thay thế cho Thông tư số 09/2012/TT-BCT ngày 20/4/2012 của Bộ Công Thương. Những nội dung quy định mới của Thông tư này so với Thông tư số 09/2012/TT-BCT như sau:

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (sau đây gọi là cơ sở) báo cáo tình hình sử dụng năng lượng năm trước ngày 15/01 hàng năm; Trước ngày 30/4 hàng năm, cơ sở xây dựng kế hoạch năm và 5 năm thông qua Trang thông tin điện tử của Hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia theo địa chỉ http://dataenergy.vn;

Trước ngày 01/02 hàng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp danh sách cơ sở trên địa bàn trình UBND tỉnh phê duyệt, gửi văn bản về Bộ Công Thương và đăng tải trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn;

Đối với các cơ sở mới có tên trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian một năm kể từ ngày ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở có trách nhiệm hoàn thành lập báo cáo kiểm toán năng lượng và gửi về Sở Công Thương;

Khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, cơ sở vận tải không thuộc danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm định kỳ thực hiện kiểm toán năng lượng theo chu kỳ từ 3 năm đến 5 năm một lần nhằm xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng, lựa chọn áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hoạt động trong lĩnh vực vận tải được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng.

 

Trên đây là 11 quy định về kiểm toán năng lượng nằm trong các văn bản luật, nghị định, thông tư về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Quý doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu thực hiện kiệm toán năng lượng, tư vấn các giải pháp về tiết kiệm năng lượng xin hãy liên hệ với chúng tôi.

Quý khách vui lòng liên hệ với ESTECH để được hỗ trợ:

Hotline: 0876868333

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ ESTECH

Địa chỉ:  Số 215, Lô C5, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Website: https://estech.com.vn


 

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan